Những chuyến đi phẫu thuật nhân đạo khắp mọi miền đất nước
Đôi bàn tay của người bác sĩ phẫu thuật lướt nhẹ qua từng bức hình được ghi lại trong những chuyến đi phẫu thuật nhân đạo. Bỗng GS Sơn khựng lại trước file ảnh có tên “Câu chuyện của bé người Dao”.
Bộ ảnh đó được ông thực hiện khi tham gia chuyến phẫu thuật nhân đạo tại tỉnh Hà Giang gần 6 năm trước. 80 bức hình kèm những dòng chữ vừa hóm hỉnh lại vừa nhẹ nhàng, sâu lắng hiện lên như một thước phim chầm chậm, đưa ông quay lại ca phẫu thuật nhân đạo năm nào.
Từng chứng kiến đứa trẻ bị bỏng nặng tới mức hai phần cơ thể trên và dưới bị dính gập vào nhau, không nhìn thấy mặt trời trong suốt 15 năm, GS Sơn càng thêm xót xa: “Mổ mãi vẫn chưa thể hết người bệnh”.
Vì vậy, GS Sơn dành 1/3 thời gian của mình cho những chuyến đi mổ nhân đạo khắp nẻo đường Tổ quốc. Hơn 20 năm qua, ông đã rong ruổi cùng các đoàn thiện nguyện khắp cả nước, từ Tây nguyên đến miền Trung, từ Đồng bằng Sông Cửu Long đến các tỉnh biên giới phía Bắc, để mổ cho các bệnh nhân bị hở hàm ếch, dị tật bẩm sinh đường sinh dục, di chứng chiến tranh, di chứng bỏng...
Nhiều năm trở lại đây, “bàn tay vàng” của ông dừng lại tại 6 tỉnh biên giới phía Bắc. Mỗi lần đi như vậy là một lần ông trải nghiệm, chiêm nghiệm về đời sống, công việc để tự hun đúc cho mình lòng đam mê, nhiệt huyết để có thể thực hiện được nhiều hơn nữa những điều ý nghĩa giữa bộn bề, bon chen của cuộc sống.
GS Sơn nhớ mãi một cô gái ở tỉnh Sơn La bị cam tẩu mã “ăn” hết cả mặt đến nỗi hở cả một bên hàm, mất một bên mũi, vết thương bốc mùi. Trước khi gặp ông và đoàn phẫu thuật tạo hình nhân đạo, cô bị cộng đồng hắt hủi, phải sống một mình trong căn nhà tuềnh toàng giữa rừng. Khi gặp ông, cô vừa nói chuyện vừa lấy tay che mặt. Ông phải thuyết phục mãi, cô mới để ông thăm khám.
Nhận thấy đây là ca bệnh phải đưa về bệnh viện mới có thể phẫu thuật tạo hình được do cơ sở y tế tại địa phương không đủ điều kiện, cả đoàn quyết định đưa cô về Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Sau 2 đợt phẫu thuật với nhiều kíp phẫu thuật cùng lúc, cô đã trở lại cuộc sống bình thường và hòa nhập với mọi người xung quanh. Tất cả chi phí cho ca bệnh đó được miễn phí hoàn toàn.
“Càng đi, tôi càng thấy dân mình còn khổ quá! Có những kỹ thuật không quá khó nhưng bệnh nhân nghèo không thể tiếp cận, phần do không có điều kiện, phần do y tế cơ sở không thể thực hiện”, GS Sơn chia sẻ.
Đặt chân đến nơi cần mình, GS Sơn và cộng sự không chỉ phẫu thuật cho người bệnh mà còn đào tạo cho đội ngũ y bác sĩ tại cơ sở. Không dừng lại ở việc đến và đi, ông và cộng sự của mình còn trở đi trở lại nhiều lần để thăm hỏi, tái khám cho người bệnh.
Theo giadinhmoi.vn
Link bài viết: https://www.giadinhmoi.vn/y-te-24h/chan-dung-bac-si/gsts-tran-thiet-son--nguoi-co-doi-tay-phu-thuy-trong-phau-thuat-tao-hinh-tham-my-d8743.html
Bộ ảnh đó được ông thực hiện khi tham gia chuyến phẫu thuật nhân đạo tại tỉnh Hà Giang gần 6 năm trước. 80 bức hình kèm những dòng chữ vừa hóm hỉnh lại vừa nhẹ nhàng, sâu lắng hiện lên như một thước phim chầm chậm, đưa ông quay lại ca phẫu thuật nhân đạo năm nào.
Từng chứng kiến đứa trẻ bị bỏng nặng tới mức hai phần cơ thể trên và dưới bị dính gập vào nhau, không nhìn thấy mặt trời trong suốt 15 năm, GS Sơn càng thêm xót xa: “Mổ mãi vẫn chưa thể hết người bệnh”.
Vì vậy, GS Sơn dành 1/3 thời gian của mình cho những chuyến đi mổ nhân đạo khắp nẻo đường Tổ quốc. Hơn 20 năm qua, ông đã rong ruổi cùng các đoàn thiện nguyện khắp cả nước, từ Tây nguyên đến miền Trung, từ Đồng bằng Sông Cửu Long đến các tỉnh biên giới phía Bắc, để mổ cho các bệnh nhân bị hở hàm ếch, dị tật bẩm sinh đường sinh dục, di chứng chiến tranh, di chứng bỏng...

Nhiều năm trở lại đây, “bàn tay vàng” của ông dừng lại tại 6 tỉnh biên giới phía Bắc. Mỗi lần đi như vậy là một lần ông trải nghiệm, chiêm nghiệm về đời sống, công việc để tự hun đúc cho mình lòng đam mê, nhiệt huyết để có thể thực hiện được nhiều hơn nữa những điều ý nghĩa giữa bộn bề, bon chen của cuộc sống.
GS Sơn nhớ mãi một cô gái ở tỉnh Sơn La bị cam tẩu mã “ăn” hết cả mặt đến nỗi hở cả một bên hàm, mất một bên mũi, vết thương bốc mùi. Trước khi gặp ông và đoàn phẫu thuật tạo hình nhân đạo, cô bị cộng đồng hắt hủi, phải sống một mình trong căn nhà tuềnh toàng giữa rừng. Khi gặp ông, cô vừa nói chuyện vừa lấy tay che mặt. Ông phải thuyết phục mãi, cô mới để ông thăm khám.
Nhận thấy đây là ca bệnh phải đưa về bệnh viện mới có thể phẫu thuật tạo hình được do cơ sở y tế tại địa phương không đủ điều kiện, cả đoàn quyết định đưa cô về Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Sau 2 đợt phẫu thuật với nhiều kíp phẫu thuật cùng lúc, cô đã trở lại cuộc sống bình thường và hòa nhập với mọi người xung quanh. Tất cả chi phí cho ca bệnh đó được miễn phí hoàn toàn.
“Càng đi, tôi càng thấy dân mình còn khổ quá! Có những kỹ thuật không quá khó nhưng bệnh nhân nghèo không thể tiếp cận, phần do không có điều kiện, phần do y tế cơ sở không thể thực hiện”, GS Sơn chia sẻ.
Đặt chân đến nơi cần mình, GS Sơn và cộng sự không chỉ phẫu thuật cho người bệnh mà còn đào tạo cho đội ngũ y bác sĩ tại cơ sở. Không dừng lại ở việc đến và đi, ông và cộng sự của mình còn trở đi trở lại nhiều lần để thăm hỏi, tái khám cho người bệnh.
Theo giadinhmoi.vn
Link bài viết: https://www.giadinhmoi.vn/y-te-24h/chan-dung-bac-si/gsts-tran-thiet-son--nguoi-co-doi-tay-phu-thuy-trong-phau-thuat-tao-hinh-tham-my-d8743.html