Kỹ thuật mới trong phẫu thuật phì đại tuyến vú mang lại cuộc sống hạnh phúc cho bệnh nhân
VnExpress, VTV1 - Chị Nguyễn Thị H, 42 tuổi ở Quảng Ninh đã mang bộ ngực khổng lồ trong suốt 14 năm khiến cuộc sống của chị bị ảnh hưởng nặng nề. Năm 2003 sau khi sinh con đầu lòng, chị Hạnh thấy vú to lên bất thường. Bác sĩ cảnh báo chị có triệu chứng phì đại tuyến vú song chị không đi khám vì chưa thấy bất tiện.
Đến năm 2009, chị sinh bé thứ 2 thì ngực tiếp tục to lên. 6 tháng gần đây ngực to nhanh bất thường, khiến chị khó thở, tê bì tay, gù lưng, cảm thấy không tự tin… Chị lại mắc bệnh hen, bộ ngực quá khổ càng khiến khó thở hơn nên mới quyết định đi khám.
Tháng 3 năm 2017, GS Trần Thiết Sơn cùng các cộng sự tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã tiến hành phẫu thuật cho chị Hạnh, cắt bỏ 2 bên ngực mỗi bên nặng 1,9 kg và 1,5 kg, đồng thời tạo hình lại vú cho bệnh nhân.
Trước đây những trường hợp tương tự bác sĩ chỉ cắt ngực để làm giảm thể tích rồi cắt rời núm vú và ghép lại. Cách này không bảo tồn được tuyến sữa cũng như cảm giác của quầng và núm vú.
Với phương pháp phẫu thuật mới do GS Sơn áp dụng, bệnh nhân không những có bộ ngực với hình dáng chuẩn, mà còn giữ giữ dược nguyên hình dạng phần quầng núm vú, bảo toàn cảm giác và khả năng tiết sữa của vú, điều ặc biệt quan trọng đối với các bệnh nhân trẻ tuổi. Khả năng tái phát bệnh cũng không còn.
Bác sĩ khuyến cáo, khi mắc chứng phì đại tuyến vú, người bệnh cần được xử lý sớm. Bộ ngực phát triển quá nặng sẽ kéo trọng tâm cơ thể về phía trước, về lâu dài có thể gây cong vẹo và biến dạng cột sống, nhất là các đốt sống cổ, làm giảm lượng máu lên não
Bệnh phì đại tuyến vú hay gặp ở người tuổi 18-20 hoặc sau khi sinh nở mà nguyên nhân là rối loạn hormone (thường có tính gia đình). Thông thường mỗi bên vú ở phụ nữ nặng 300-350 g, trường hợp bị phì đại có thể tăng tới 1,5-4 kg, dài 30-50 cm.
Các bác sĩ từng phẫu thuật cho bệnh nhân có bộ ngực dài đến 55 cm nặng hơn 4 kg.
Theo VnExpress